Chủ Nhật, 15 tháng 6, 2014

Góp phần tìm hiểu sự thật về giáo sư Nguyễn Lân (3)

       Câu hỏi 4

      Biên soạn các tác phẩm như Từ điển từ và ngữ Hán-Việt (865 trang, khổ  14 x 16cm) và Từ điển từ và ngữ Việt Nam (2111 trang, khổ 16 x 24cm) của nhà giáo Nguyễn Lân là việc  khó  hay dễ,  và có cần thiết hay không?
    
       Trà lời:

1.     Vài  nét sơ lược về hai quyển từ điển nhiều trang nhất của Nguyễn Lân

      Để biên soạn một cuốn từ điển thật có giá trị, thu thập được hầu hết mọi từ ngữ có tần suất cao trong đời sống và trong sách báo từ xưa đến nay rồi giảng giải  một cách rõ ràng, ngắn gọn và dễ hiểu, bao gồm nhiều từ ngữ khó mà các nhà biên soạn khác phải né tránh hoặc giảng giải không chính xác, thì đúng là một công việc khó khăn, vừa tốn nhiều công sức vừa đòi hỏi soạn giả phải có kiến thức uyên bác. Nhưng nếu chỉ côt cho từ điển in được nhiều trang để có vẻ “đồ sộ” thì không khó. Người ta có thể sao chép nhặt nhạnh ở sác quyển từ điển đã có sẵn  rồi gọt sửa, thêm bớt chút ít, thay đổi một số ví dụ, v.v thì không khó để có một quyển từ điển mới và tương đối  lớn. Trên thị trường sách hiện nay có không ít những quyển từ điên như thế.  Người ta cũng  có thể tăng độ lớn của chữ, in chữ to và thưa như quyển Đại từ điển Anh- Việt của Bùi Phụng (Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2007) dày 3750 trang, khổ giấy 19 x 27cm, mỗi trang in 52 dòng. với giá đề ở bìa là 498.000 một quyển. Vì sách có kích thước  quá “đồ sộ” nhưng nội dung nghèo nàn, dung lượng quá nhỏ  nên mặc dầu chỉ in 2000 bản từ năm 2007 mà không thể bán hết, phải hạ giá xuống 200.000 đồng mà vẫn bàn không chạy, cuối cúng, phải hạ xuông 90.000 đồng, đến giữa năm 2013 mới bán hết.  Nếu in với khổ giấy và cỡ chữ như ở từ điển  Petit Robert thì Đại từ điển Anh- Việt của Bùi Phụng sẽ có số trang N’ = 3750 x (52/92) x (52/92) =  1014 trang. Nếu cũng in với cỡ chữ nhỏ như thế và giữ nguyên khổ giấy 19 x 27cm  thì số trang là N’’ sẽ ít hơn nữa, chỉ còn  N” = 1014 x (16 x 24) / (19 x 27) = 760 trang . Như trên kia đã nói, vì in chữ to nên Từ điển từ và ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân dày đến 2111 trang, tương đương từ điển Petit Larousse nhưng dung lượng chữ thì chưa bằng một phần ba so với từ điển Petit Larousse.

       Từ điển là loại công trình biên khảo đòi hỏi người biên soạn vừa phải xem xét kỹ càng  những thành tựu của nhứng người đi trước, vừa phải nghiền ngẫm bổ sung những thiếu sót, khắc phục những sai lấm, những nhược điểm của các soạn giả tiền bối, phải mở rộng và đào sâu hơn nữa cách giảng giải những từ ngữ đa dụng nhất, thiết yếu nhất và mới mẻ nhất.  Một quyển từ điển mới, nếu không vượt hẳn những quyển từ điển cũ cùng loại thì cũng phải có  mặt nào đó ưu việt hơn, tiện dụng hơn, sâu rộng hơn. Các quyển Tư điển từ và ngữ Hán – ViệtTừ điển từ và ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân đều thuộc loại từ điển phổ thông, tức là từ điển  thông dụng, không đi sâu và một lĩnh vực khoa học hoặc công nghệ nào cả nhưng vẫn phải bao gồm những từ ngữ khoa học và kỹ thuật thông dụng trong đời sống hàng ngày.

     Trước khi nhà giáo Nguyễn Lân biên soạn hai cuốn từ điển này, đã có khá nhiều cuốn khác có tên gọi và mục đích tương tự. Về từ điển Hán – Việt, trước hêt phải kể đến cuốn Hán – Việt từ điển giản yếu của Đào Duy Anh xuất bản từ năm 1932 và đến nay vẫn được in lại. Từ  năm 1955 đến trước năm 1975, ở Sài Gòn cũng xuất hiện thêm một số cuốn từ điển Hán Việt khác nữa, như Hán – Việt tân từ điển của Hoàng Thúc Trâm, Hán – Việt từ điển của Nguyễn Văn Khôn, Hán – Việt tân từ điển của Nguyễn Quốc Hùng. Về từ điển tiếng Việt, trước hết phải nói đến cuốn Đại Nam quốc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của (xuất bản tại Sài Gòn năm 1895), sau đó là Việt Nam từ điển của Hội Khai trí tiến đức (Hà Nội, Trung bắc tân văn, 1931), Việt Nam tân từ điển của Thanh Nghị (Sài Gòn, 1951), Từ điển Việt Nam phổ thông của Đào Văn Tập (Sài Gòn, 1952), Từ diển tiếng Việt do Văn Tân chủ biên (Hà Nội, 1967), Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ (Nxb Khai trí, Sài Gòn, 1970), Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (Hà Nội, 1988). Đó là những cuốn từ điển nghiêm túc và là nguồn tư liệu tham khảo rất tốt cho những người biên soạn từ điển Hán – Việt và từ điển tiếng Việt tiếp theo.

2.     Khảo sát Từ điển từ và ngữ Hán – Việt của  Nguyễn Lân

       Về cuốn Hán – Việt từ điển giản yếu của Đào Duy Anh, không ai có thể phủ nhận giá trị khoa học và giá trị thực dụng của nó. Nhưng, việc biên soạn những quyển từ điển Hán – Việt mới để thay thế nó hoặc để bổ sung cho nó là điều rất cần thiết, bởi vì, nó vẫn là một quyển từ điển giản yếu, lại được biên soạn từ trước năm 1932 nên không thể ứng đáp được nhu cầu học tập và nghiên cứu ngày càng tăng của các thế hệ về sau. Đó là lý do dẫn đến sự ra đời của những cuốn Hán Việt từ điển khác. Các quyển Hán – Việt từ điển của Hoàng Thúc Trâm, của  Nguyễn Văn Khôn và của  Nguyễn Quốc Hùng, đều có những ưu điểm, những thế mạnh, rất bổ ích và cần thiết. Tuy nhiên, đó vẫn là những cuốn từ điển nhỏ, như chính soạn giả Nguyễn Quốc Hùng đã ghi nhận trong Lời nói đầu  Ước mong cuốn từ điển nhỏ này giúp ích phần nào cho quý độc giả, nhất là các bạn học sinh. Ông chưa có chủ ý biên soạn từ điển cho những  “người lớn” như các thầy giáo, các  nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu, v.v. vì việc đó đòi hỏi rất nhiều công sức nên chưa làm được.
         
      Từ điển từ và ngữ Hán – Việt của  Nguyễn Lân ra đời năm 1987, sau cuốn Hán – Việt từ điển giản yếu của Đào Duy Anh (1932) đúng hai phần ba thế kỷ, và  sau ba cuốn từ điển Hán- Việt khác từ hơn 10 năm đến hơn 20 năm. Nếu nhà giáo Nguyễn Lân sử dụng một trong bốn quyển ấy làm sườn chính rồi rà soát những quyển khác để nhặt thêm nhứng từ ngữ mà ở quyển chính không có, sau đó, sửa chữa, chỉnh lý, thêm những gì mình thấy cần thiết và đã hiểu biết đầy đủ, bớt những gì mình còn nghi ngại mà chưa tra cứu được,  v.v. thì cũng đủ để có một quyển từ điển Hán – Việt khá tốt và có dung lượng khá lớn, khắc phục được những nhược điểm của quyển chính và vẫn có những đặc điểm sáng tạo riêng, Đối với một người có tri thức vững chắc, tra cứu được nhiều sách Hán ngữ xưa và nay thì việc này tuy tốn nhiều công sức nhưng cũng không quá khó. Nếu là bậc học giả đích thực thì có thể làm hơn thế rất nhiều.

       Nay chúng ta hãy khảo sát Từ điển từ và ngữ Hán – Việt của  Nguyễn Lân và so sánh nó với vài quyển từ điển Hán – Việt đã ra đời trước nó, trước hết là vể dung lượng, sau đó là về độ tin cậy. Để quý vị độc giả dễ kiểm chứng, chúng tôi sẽ so sánh Từ điển từ và ngữ Hán – Việt của  Nguyễn Lân (1989) với Hán Việt từ điển giản yếu của Đào Duy Anh (1932)    với Hán – Việt tân từ điển của Nguyễn Quốc Hùng.(1975).
      
     Từ điển từ và ngữ Hán – Việt của Nguyễn Lân in trên khổ giấy 14 x 21 cm (cùng khổ giấy với Hán Việt từ điển giản yếu của Đào Duy Anh), mỗi trang có 38 dòng, gồm 865 trang, .

     Hán Việt từ điển giản yếu của Đào Duy Anh gồm quyển thượng và quyển hạ, tổng cọng có 592 + 604 = 1196 trang, khổ giấy 14 x 21cm.  mỗi trang có 40 dòng.
      
     Hán – Việt tân từ điển của Nguyễn Quốc Hùng gồm 871 trang, khổ giấy 16 x 24cm, mỗi  trang có 48  dòng.  
    
      Nếu in theo mật độ của Từ điển từ và ngữ Hán -Việt (mỗi trang có 38 dòng) thì Hán Việt từ điển giản yếu của Đào Duy Anh sẽ có số trang là

                   N1 = 1196 x (40 / 38) x (40 / 38) =  1326 trang;

 Hán Việt tân từ điển của Nguyễn Quốc Hùng sẽ có số trang là:   
                                 
                  N2 = 871 x (48 / 38) x (48 / 38) = 1390 trang,  

       Gọi số trang của Từ điển từ và ngữ Hán -Việt  của Nguyễn Lân là N0 .  ta có các tý số:

                  N0 / N1  = 865 / 1326 = 65,23%;    và N0 / N2 =  865 / 1390 = 62,23%. 

       Như vậy, Từ điển từ và ngữ Hán – Việt của Nguyễn Lân chỉ có thể có dung lượng tối đa (nếu không có những trang quá ít chữ) bằng khoảng 65% so với Hán Việt từ điển giản yếu của Đào Duy Anh. Hán – Việt tân từ điển của Nguyễn Quốc Hùng nhằm vào đối tượng là học sinh, cần nhiều lời để giới thiệu về các nhân vật lịch sử, các văn nhân và nhiều tác phẩm Hán – Nôm, phải lược bớt nhiều từ ngữ ít thông dụng, nên số từ ngữ ít hơn từ điển của Đào Duy Anh. Trong cả ba quyển thì Từ điển từ và ngữ Hán – Việt của Nguyễn Lân có dung lượng nhỏ nhất.
     
       Cần chú ý rằng, trong Từ điển từ và ngữ Hán – Việt của Nguyễn Lân có 25 trang ở đầu mỗi vần chữ cái như A, Ă,  Â, B, C, D, Đ...., mỗi trang chỉ có 17 dòng. Phải chăng, đây là một cách làm tăng số trang để cho cuốn từ điển dày thêm chút ít. Nếu tinh đến  điều này thì dung lượng chữ của Từ điển từ và ngữ Hán – Việt của Nguyễn Lân  chưa bẳng 60% so với Hán Việt từ điển giản yếu của Đào Duy Anh. Dưới đây (từ trái sang phải) lần lượt  là hình ảnh  các trang đầu vần A trong các quyển từ điển của các soạn giả Nguyễn Lân, Đào Duy Anh, Nguyễn Quốc Hùng.

Ngoài ra, mọi mục từ ngữ  trong từ điển của Nguyễn Lân đều kèm theo một câu ví dụ, phần lớn là không cần thiết, nhiều khi rất nhạt nhẽo, vô ích, làm tốn giấy mực.  Xin nêu một số ví dụ:

 ● Theo  Nguyễn Lân :
NGỌC HOÀNG (hoàng: vua): Từ chỉ thượng đế, theo quan niệm mê tín (cũ) Khói lên đến tận thiên tào, ngọc hoàng phán hỏi: Mụ nào đốt rơm (Ca dao)
 NGỌC LAN (lan: cây hoa lan): Loài cây mộc trắng và thơm. Hái hoa ngọc lan cài lên tóc.
 NGỌC NỮ (nữ: đàn bà): Nàng tiên (cũ). Bức tranh vẽ tiên đồng và ngọc nữ ;
 NGỌC THẠCH (thạch: đá): Thứ đá quý màu xanh nước biển. Đôi vòng ngọc thạch có nạm vàng
NGỌC THỂ  (thể: thân người): Từ xưa kia dùng để nói một cách kính cẩn đến sức khỏe của người khác. Xin chúc ngài ngọc thể an khang.

● Theo  Đào Duy Anh :
Ngọc hoàng  玉皇     Đạo giáo xưng thần trời là ngọc hoàng.
 Ngọc lan 玉蘭   (Thực) Thứ cây mùa xuân nở hoa trắng thơm lắm
 Ngọc nữ    Tiếng tôn xưng con gái người khác --- Tiên nữ --- con gái đẹp
 Ngọc thạch     Ngọc và đá  --- Cái quý và cái tiện  ---- Thứ đã quý
 Ngọc thể    Tiếng tôn xưng thân thể người khác

 Theo Nguyễn Quốc Hùng :
 NGỌC HOÀNG Chỉ trời (tiếng của các đạo gia thời xưa). Cũng gọi là Ngọc hoàng Thượng đế
 NGỌC LAN Tên một loài cây có hoa trắng rất thơm
 NGỌC NỮ   Tiếng chỉ con gái của người khác  - cô tiên nhỏ tuổi  - Người con gái đẹp.
                               Đôi bên ngọc nữ tiên đồng phân ban”  (Thơ cổ)
  NGỌC THẠCH 玉石  Ngọc và đá, ý so sánh cái cao quý và cái thấp hèn -- Thứ đá quý giống như ngọc
 NGỌC THỂ 玉體  Tiếng gọi thân xác người khác.

Nhận xét:

       Ở 5 ví dụ này, Nguyễn Lân sử dụng 112 “chữ” (= từ đơn âm),  không kèm theo chữ Hán. Đào Duy Anh sử dụng 72 “chữ”, trong đó có 10 chữ Hán;  Nguyễn Quốc Hùng sử dụng 99 “chữ”; trong đó có 10 chữ Hán; Nguyễn Quốc Hùng sử dụng nhiều chữ hơn Đào Duy Anh vì có những chố diễn đạt cho học sinh dễ hiểu hơn, và có trích dân 1 câu thơ cổ. Nguyễn Lân sử dụng số chữ nhiều gấp rưỡi so với  Đào Duy Anh là vì cứ mỗi mỗi từ ngữ đều kèm theo một câu ví dụ mà hầu hết đều nhạt nhẽo và không cần thiết. Đáng lẽ Nguyễn Lân chỉ cần sử dụng 60% số chữ là đã đủ ý.
    
     ● Về việc giảng nghĩa, Đào Duy Anh và Nguyễn Quốc Hùng giảng giống nhau, đúng như trong các từ điển Hán ngữ của Trung Quóc và cũng đúng với mọi nghĩa trong tiếng Việt. Các từ ngọc nữngọc thạch đều có 3 nghĩa thì Nguyễn Lân chỉ nêu được một nghĩa, bỏ mất  hai nghĩa quan trọng. Ngọc hoàng Ông Trời hay Thần trời, hay Thượng đê theo cách gọi của Đạo giáo  nên cần phải giải thích như Đào Duy Anh và Nguyễn Quốc Hùng đã viết. Nguyễn Lân đã giảng từ này chưa đúng hẳn, lại bày tỏ thái độ phê phán, vừa tốn giấy mực, lại không hợp với mục đích, yêu cầu  và tính khách quan của  từ điển.
      
     ● Ông Nguyễn Lân  luôn  luôn  giảng giải rông dài, hay  thêm thắt những lời lẽ vô ích. Số lượng chữ cần thiết chỉ khoảng 60% mà thôi. Do đó, ước tính Từ điển từ và ngữ Hán-Việt của Nguyễn Lân có dung lượng từ ngữ  chỉ bằng 60% x 65, 23% =39,1% so với  cuốn Hán Việt từ điển giản yếu của Đào Duy Anh.  Đó là chưa  kể  đến vô số trường hợp  thiếu nghĩa và sai nghĩa ở từ điển của  Nguyễn Lân, như chúng ta đã thấy.
    
  ¢  Sau đây,  để thấy rõ rằng, dung lượng từ ngữ thực tế trong Từ điển từ và ngữ Hán – Việt của  Nguyễn Lân so với Hán – Việt từ điển giản yếu của Đào Duy Anh còn thấp hơn con số 65% (hoặc dưới  62% so với Hán – Việt tân từ điển của Nguyễn Quốc Hùng) rất nhiều, chúng ta hãy xem xét  tất cả các từ ngữ có từ tố đầu tiên là “bạch”  ở cả  3 cuốn từ điển

     Hán – Việt từ điển giản yếu của Đào Duy Anh (gồm 2 chữ Hán có âm là “bạch” và  109 từ, ngữ có âm tố đầu tiên là bạch , kèm theo chữ Hán):

     2 chữ Hán có âm là “bạch”:
   = chất kim thuộc thể chắc; = Trắng – Sạch sẽ -- Rõ ràng – Bày tỏ ra

     109 từ, ngữ có âm tố đầu tiên là bạch (kèm theo chữ Hán):
       bạch bích 白璧, bạch bố 白布, bạch cập 白芨 , bạch câu quá khích 白駒過隙, bạch chỉ  白芷, bạch chiến 白戰 , bạch chủng 白種, bạch cốt 白骨,bạch cúc , bạch cung 白宮, Bạch Cư Dị 白居易 , bạch cương tàm 白殭蠶, bạch da 白茄 , bạch dân 白民, bạch diên khoáng 白鉛礦, bạch diện thư sinh 白面書生 , bạch dương 白楊 , bạch đả 白打, bạch đàn 白檀 , bạch đảng 白黨, bạch đạo 白道, Bạch đằng 白藤 , bạch đầu 白頭, bạch đầu ông 白頭翁, bạch đầu thiếu niên 白頭少, bạch đậu khấu 白荳, bạch địa 白地, bạch điến phong 白癜瘋 , bạch đinh 白丁, bạch đoạt 白奪 , bạch đồ 白徒 , bạch đồng nữ 白童女 , bạch đới , bạch hạc thảo 白鶴草, bạch hắc phân minh 白黑分明 , bạch hầu 白喉, bạch hổ 白虎 , bạch huyết bệnh 白血 , bạch huyết cầu 白血球, bạch hùng 白熊, bạch y 白衣, bạch yến 白燕, bạch khế 白契, bạch kim 白金, bạch lạp 白蠟, bạch lỵ,白痢,  Bạch liên giáo 白蓮教  bạch liên tử 白蓮子, bạch lộ 白露, bạch ma 白厤, bạch mai 白梅, bạch mao 白茅, bạch môi 白煤, bạch nghị 白蟻, bạch ngọc vi hà 白玉微瑕,bạch nguyệt 白月, bạch ngư 白魚, bạch nhãn 白眼 , bạch nhân 白人, bạch nhật 白日, bạch nhật quỉ 白日鬼, bạch nhật thăng thiên 白日升天, bạch nhiệt 白熱, bạch nhiệt đăng 白熱燈 , bạch nội chướng 內障, bạch ố 白惡 , Bạch ố kỷ 白惡紀, bạch ốc 白屋, bạch ốc xuất công khanh 白屋出公卿, bạch phàn 白礬 , bạch phát  白髮 , bạch phấn 白粉, bạch phấn đằng 白粉藤 , bạch phụ tử 白附子, bạch phục linh 白茯苓, bạch quả 白果, bạch si 白癡, bạch sĩ 白士, bạch sơn 白山, bạch thái 白菜, bạch thân 白身, bạch thiên 白天,  bạch thiếp 白帖, bạch thiết 白鐵, bạch thính 白聽, bạch thoại 白話, bạch thoại văn 白話文, bạch thốn trùng 白寸蟲, bạch thủ 白首, bạch thủ 白手, bạch thủ thành gia 白手成家, bạch thuyết , bạch thược 白芍 , bạch tiển 白癬, bạch tô 白蘇, bạch trọc 白濁 , bạch trú 白晝 , bạch truật 白朮 , bạch tuyết 白雪 , bạch tùng 白松 , bạch tùng du 白松油, bạch vân 白雲 , Bạch vân am 白雲庵 , bạch vân thạch 白雲石 , bạch vân thương cẩu 雲蒼狗, bạch vân tư thân 白雲思親 , bạch viên 白猿 , bạch vọng 白望 , bạch xỉ 白齒 .

      Hán – Việt tân từ điển của Nguyễn Quốc Hùng (gồm 78 từ ngữ, kèm theo chữ Hán):

       2 chữ Hán có âm là “bạch”:
  = Lụa trắng. – Họ người;   = Màu  trắng – Trong sạch. Trong trắng – Sáng sủa. Rõ ràng. Chẳng hạn như Biện bạch (nói rõ) – Làm cho rõ ràng – Chẳng có gì. Trống không – Họ người.

       78 từ, ngữ có âm tố đầu tiên là bạch (kèm theo chữ Hán):
      bạch điệp 帛疊,bạch thư 帛書;  bạch bích 白璧, bạch bố 白布, bạch bút 白筆, bạch câu 白駒, bạch câu quá khích 白駒過隙, bạch cốt 白骨, bạch cung 白宮, bạch chỉ  白芷, bạch chiến 白戰, bạch chủng 白種,bạch cúc , bạch dân 白民, bạch diện  白面 , bạch dương 白楊 , bạch đả 白打, bạch đái 帯, bạch đầu ông 白頭翁, bạch địa 白地, bạch đinh 白丁, bạch đoạt 白奪, bạch đồ 白徒 , bạch giản ,  bạch hắc 白黑, bạch hầu 白喉, bạch hổ 白虎 , bạch huyết bệnh 白血 , bạch huyết cầu 白血球,  bạch khế 白契, bạch kim 白金, bạch lạp 白蠟, bạch lộ 白露, bạch lỵ 白痢,bạch mai 白梅, bạch môi 白煤, bạch my 白眉,bạch ngọc 白玉,bạch ngọc vi hà 白玉微瑕,bạch nguyệt 白月, bạch ngư 白魚, bạch nghị 白蟻 bạch nghiệp 白業, bạch nhãn 白眼 bạch nhân 白人, bạch nhật 白日, bạch nhật quỉ 白日鬼, bạch nhật thăng thiên 白日升天, bạch nhiệt đăng 白熱燈 , bạch ốc 白屋, bạch phát  白髮,  bạch quả 白果, bạch quyển 白卷, bạch sam 白衫, bạch sĩ 白士, bạch tàng 白藏,  bạch tẩu 白叟, bạch tuyết 白雪,bạch tương 白相,bạch tỳ 白砒, bạch thái 白菜, bạch thân 白身, bạch thỏ 白兔,  bạch thoại 白話, bạch thổ 白土, bạch thủ 白首, bạch thủ 白手, bạch thủy 白水, bạch thuyết , bạch thương 白商, bạch thược 白芍, bạch trọc 白濁 , bạch trú 白晝, bạch truật 白朮, bạch vân 白雲, bạch vân hương 白雲, bạch vân thi 白雲詩, bạch vân quốc ngữ thi 白雲國語詩 bạch y  白衣 , bạch  yến 白燕

        Từ điển từ và ngữ Hán – Việt của Nguyễn Lân (gồm 34 từ ngữ, không có chữ Hán):

          1 chữ có âm là “bạch”: Bạch = Trắng; rõ ràng
          34 từ ngữ có âm tố đâù tiên là “bạch”
    
    bạch cầu, bạch chủng, bạch cúc, bạch cung, bạch diện thư sinh, bạch dương, bạch đái, bạch đàn, bạch đầu, bạch đầu quân, bạch đậu khấu, bạch điến, bạch đinh, bạch định, bạch hầu, bạch hổ, bạch huyết, bạch huyết cầu, bạch kim, bạch lạp, bạch mi, bạch nhật, bạch ốc, bạch phát, bạch quỷ, bạch tạng, bạch thỏ, bạch thoại, bạch thổ, bạch thủ, bạch thủ thành gia, bạch tuyết, bạch viên, bạch yến.

 Nhận xét

      Ở ví dụ này, Đào Duy Anh và Nguyễn Quốc Hùng đều nêu hai chữ Hán có âm là “bạch”. Về chữ bạch , Đào Duy Anh nêu 4 nghĩa, Nguyễn Quốc Hùng nêu 6 nghĩa, Nguyễn Lân nêu hai nghĩa, là trằng  rõ ràng. Trong từ điển của Nguyễn Lân, số từ ngữ có âm tố  “bạch” đứng đầu là 34, chỉ bằng một phần ba so với từ điển của Đào duy Anh (109), và chưa bằng một nửa một nửa so với từ điển  của Nguyễn Quốc Hùng (78).

       Trong số 34 từ ngữ này, ông Nguyễn Lân đã có lời giảng giải sai ở các từ bạch tạng, bạch đái , bạch yến. Ngoài ra, còn có hai từ là bạch địnhbạch thủ cũng có vấn đề cần bàn luận.

       Từ bạch tạng  không có mặt trong từ điển của Đào Duy Anh và của Nguyễn Quốc Hùng.  Phải chăng, các soạn giả này đã bỏ sót từ này, và ông Nguyễn Lân đã “tinh ý” phát hiện được để đưa nó vào Từ điển từ và ngữ Việt nam ?. Hãy xem lời giảng giải cua  ông Nguyễn Lân.:
     
      BẠCH TẠNG (tạng = khí quan trong ngực và trong ngực) = Bệnh thiếu sắc tố, khiến cho tóc vàng hoe và da biến thành màu trắng từng mảng hay toàn thân. Người bạch tạng vẫn có thể khỏe mạnh.

        Theo y học Trung Hoa thì trong cơ thể người có “ngũ tạng” 五臟  là tâm, can, tỳ, phế, thận (tim, gan, lá lách, phổi, thận). Nếu đúng như lời giảng của học giả Nguyễn Lân thì phải chăng, người bạch tạng có 5 khí quan ấy màu trắng và có biểu hiện bên ngoài là “ tóc vàng hoe và da biến thành màu trắng từng mảng hay toàn thân“?. Xin thưa rằng, từ tố “tạng” ở đây không có nghĩa như nhà khoa hoc Nguyễn Lân đã dạy, mà có nghĩa là “thể chất”, là đặc tính riêng  của từng cơ thể người. Trong cuốn Từ điển Việt Hán (xuất bản ở Bắc Kinh năm 1960, do một số học giả Trung Quốc gồm Hà Thành, Trịnh Ngọa Long, Chu Phúc Đan.... biên soạn), từ tạng (tiếng Việt) được giảng giải như sau (các chữ trong ngoặc đơn là của LMC phiên âm các chữ Hán):

                              Tạng  u (tạng), lục phủ, ngũ tạng (ngũ tạng lục phủ)  v 体質 (thể chất), tạng khỏe ,  (thể chất hảo, cường tráng).

       Các học giả Trung Quốc đã phân biệt rất rõ hai nghĩa của từ “tạng” trong tiếng Việt. Trong các quyển Từ điển Việt – Pháp của Đào Văn Tập hay của Đào Đăng Vĩ  xuất bản ở Sài Gòn cách đây hơn 60 năm, các soạn giả này cũng phân biệt rất rõ hai nghĩa ấy. Ví dụ, Đào Văn Tập viết:
                             Tạng = Viscères. Ngũ tạng = les cinq viscères. Complexion, constitution du corps. Tạng khỏe: solid complexion. Tạng yếu: faible constitution.
             
        Từ bạch tạng (hoặc chứng bạch tạng) trong tiếng Việt tương ứng vớ từ albinisme trong tiếng Pháp (= albinism = albinismus trong  tiếng Anh). Hán ngữ thì gọi chứng này là 白化病 (bạch hóa bệnh = bệnh hóa trắng) hoặc 白化現象 (bạch hóa hiện tượng = hiện tượng hóa trắng). Chính vì từ “bạch tạng” không tồn tại trong Hán ngữ nên nó không thể có mặt trong mọi quyển từ điển Hán – Việt. Chỉ vì “siêu học giả” Nguyễn Lân không hiểu được nghĩa thứ hai  của từ tố “tạng”nên mới đưa vào  quyển Từ điển từ và ngữ Hán – Việt  của ôn, kèm theo việc “chú giải từ tố” sai hoàn toàn.
     
       ● Từ bạch đái (hoặc bạch đới) được ông Nguyễn Lân giải thích:
                                       
                                         BẠCH ĐÁI (bạch = trắng, rõ ràng; đái = đeo lấy) = Bệnh khí hư của phụ nữ. Một nguyên nhân của bệnh bạch đái là sự thiều vệ sinh.

       Theo lời giải thích của nhà giáo Nguyễn Lân thì bạch đái là tên một thứ bệnh. Vậy, nó phải là một danh từ, nhưng, cũng theo ông, đái = đeo lấy, là một động từ, hay ít nhất thì cũng là một từ chỉ hành động. Trong Hán ngữ, chữ đái có nghĩa gốc là cái đai áo,tức là dải băng rộng ở cái áo dài để thắt ngang thắt lưng, từ đó nó có nghĩa mở rộng là cái dải, là vật có dạng dải, rồi sinh ra   nghĩa mới là đeo, là mang vào. Trong từ bạch đái, thì  đái nghĩa là dải.

      Bạch đái hay bạch đới là dải trắng sền sệt chảy ra từ âm đạo của phụ nữ, còn gọi là khí hư. Ông Nguyễn lân đã dùng từ khí hư để giải thích từ bạch đái. Nếu độc giả không biết từ bạch đái thì ít khi biết từ khí hư, lại phải tra cứu , nhưng trong Từ điển từ và ngữ Hán – Việt chỉ có từ bạch đái mà không có từ khí hư.  Lời giảng của ông Nguyễn Lân về từ bạch đái tuy không sai nhưng không đạt yêu cầu, còn việc “chú giải từ tố” thì sai.
.
       ● Ở từ bạch yến, ông Nguyễn Lân viết:
                                        
                                       BẠCH YẾN (yến: chim én) = Chim én trắng. Nuôi đôi bạch yến trong lồng

        Chim én thường có lông trắng ở phía bụng và ở mặt dưới của cánh, còn ở phía lưng thường đen hoàn toàn hoặc chỉ có một đám trắng nhỏ ở cuối thân, sát đuôi. Vì vậy, không ai nhìn thấy  chim én trăng,. hoặc nếu có thì đó là trường hợp rất đặc biệt. Theo từ điển Từ nguyên, người Trung Hoa cổ đại coi bạch yến là tượng trưng cho điềm lành hiếm có, Cũng nên nhớ rằng, không thể nuôi chim én trong lồng, nó chỉ đậu khi ngủ hoặc khi nghỉ ngơi trong chốc lát, và luôn luôn  phải bay lượn để đớp mồi trong không khí. Nếu bị nhốt, chim én sẽ chết vì nó chỉ quen bay lượn, không thể sống gò bó một chỗ. Hơn nữa, chỉ  những loại chim rất đẹp hoặc hót rất hay thì người ta mới nuôi trong lồng để thưởng thức vẻ đẹp hoặc tiếng hót. Chim én không có hai đặc điểm ấy.

        Đành rằng, trong Hán ngữ, yến nghĩa là chim én, nhưng trong tiếng Việt, từ yến (tên chim), ngoài nghĩa ban đầu là chim én, về sau đã được mở rộng để chỉ vài loại chim khác nữa. Cách đây hơn một thế kỷ, một loài chim đẹp và hót hay, có nguồn gôc từ Quần đảo Canaria (ở Đại Tây Dương, thuộc Tây Ban Nha) được người châu Âu thuần dưỡng và đưa đến nhiều nước, trong đó có Việt Nam và có tên bằng tiếng Việt là chim Yến (tiếng Phap là Serin, tiếng Hoa là Kim ty tước 金絲雀). Để  phân biệt với chim Én, người ta gọi thứ chim mới lạ này là chim Yến cảnh hoặc chim Yến hót. Loại chim Yến này có danh pháp ba phần là Serinus canaria domestica  (gồm các biến chủng như Bạch Yến, Hồng Yến, Hoàng Yến, ...) thuộc họ Fringillidae (ở Việt Nam gọi là họ Sẻ thông hoặc họ Sẻ đồng, ở Trung Quốc  goi là họ Yến tước ). Từ giữa thế kỷ 20, từ Yến được mở rộng thêm nữa để chỉ loại chim giống như Én (mà  trước đây vẫn được coi lả Én)  dùng nước bọt có chất keo để gắn tổ vào vách đá hoặc để làm tổ.

        ● Về từ bạch định, ông Nguyễn Lân giảng giải:

                                        BẠCH ĐỊNH (định: việc xong rồi) = Bài tổ tôm ù không có quân đỏ nào.
                                        Ù bạch định không bằng ù chi chi này
        
          Theo Đại Nam quốc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của thì  bạch định = trắng xanh, màu trắng nhiều, màu xanh ít. Chiếu bạch định; chén bạch định. Tra cứu ký hơn thì biết rằng, ở Trung Quốc ngày xưa có loại đồ sứ quý, sản xuất ở cac thôn Giản Tư, Dã Bắc, thuộc huyện Khúc Dương (thịnh hành nhất là  thời Tống, chấm dứt ở thời Nguyên), thời Tống thuộc Định Châu, tỉnh  Hà Bắc nên gọi là Định từ 定瓷 (từ nghĩa là đồ sứ; Định từ nghĩa là đồ sứ Định Châu), gồm các loại hắc định 黑定 (màu đen), lục định 綠定 (màu xanh lá cây), tử định 紫定 (màu tím), bạch định 白定 (màu trắng). Như vậy, từ bạch định có nghĩa ban đầu là loại đồ sứ Định Châu màu  trắng –  xanh nhạt; về sau thường có nghĩa là màu trắng – xanh nhạt.  Ông Nguyễn Lân đã giảng giải từ này theo cách hiểu của  giới cờ bạc chứ không giảng được nghĩa thật của từ này.  

         Ở mục từ bạch thủ, soạn giả Nguyễn Lân giải thích:
                                      
                                             BẠCH THỦ (thủ: tay) = 1.Tay trắng (cũ). 2.Nói khi đánh tổ tôm, trên tay chỉ  còn lẻ một đôi con bài giống nha, không dính dáng vào đâu, phải chờ  đúng con bài ấy lên mà ù. Thập thành mà bị bạch thủ ut tay trên.

         Ở nghĩa thứ nhất, nên nói rõ: tay trắng nghĩa là tay không, thường được hiều là không có tài sản hay cơ nghiệp gì cả. Nghĩa thứ hai mà ông Nguyễn Lân nêu lên cũng thuộc về nghề cờ bạc. Tất cả các từ điển khác của Trung Quốc  và của Việt Nam đều không biết đến thuật ngữ cờ bạc  này. Phải chăng, thế mạnh của soạn giả Nguyễn Lân là ở chỗ đó?

         Việc xem xét nhóm từ ngữ Hán – Việt thuộc họ Bạchtrong ba quyển từ điển đã cho  thấy rõ  rằng, Từ điển từ và ngữ Hán – Việt của Nguyễn Lân có dung lượng quá nhỏ, rất nghèo nàn, rất ít từ ngữ, có rất nhiều từ bị giảng thiếu nghĩa hoặc sai nghĩa.

    Ở trên kia đã ước tinh, dung lượng từ ngữ trong Từ điển từ và ngữ Hán – Việt của Nguyễn Lân chỉ bằng khoảng 37% so với Hán – Việt từ điển giản yêu của Đào Duy Anh (gồm 40 000 từ ngữ). Việc tính toàn cụ thể số từ  ngữ ở từng vần chữ cái  trong Từ điển từ và ngữ Hán – Việt của Nguyễn Lân được ghi trong bảng sau đây:
          
A   =     163
   =     113
B   =     869
C  =    1466
           2611
D  =    545
Đ  =    970
G  =    333
H  =  1094
       2942
I =         6
K=    689
L=     530
M=    283
       1508
N=    851
O=      32
Ô=      24
P=     664
        1571
Q  =    381
S   =    396
T   =  3833
U  =       59
          4669
Ư  =      55
V   =   436
X   =   193
Y   =     77
           761
                        Tổng cọng :     2611 + 2942 + 1508 + 1571 + 4669 + 761  =  14062
        Từ điển từ và ngữ Hán – Việt  của Nguyễn Lân hoàn toàn gồm những từ ngữ rất đơn giản như ở mọi cuốn từ điển nhỏ khác, không hề có gì mới mẻ, nhưng chỉ thu thập được  14 062 từ ngữ, bằng 35,16% so với dung lượng Hán Việt từ điển giản yếu của Đào Duy Anh,  Nên nhớ rằng, quyển Hán Việt từ điển giản yếu của Đào Duy Anh ra đời từ  năm 1932.  Vậy mà sau 67 năm, đúng hai phần ba thế kỷ,xã hội đang cần một cuốn từ điển đầy đủ hơn, dễ hiểu hơn, có dung lượng lớn gấp đôi hoặc ít ra cũng gấp rưỡi so với quyển trước đó, thì được nhà giáo Nguyễn Lân đáp ứng bằng một một sản phẩm quá nghèo nàn, chỉ bằng một phần ba (tức  là chỉ bằng  một phần năm hoặc một phần sáu so với yêu cầu),  lại còn phạm vô số sai lầm nghiêm trọng rất đáng xấu hổ.  Biên soạn một cuốn từ điển như thế không những có gì khó khăn, mà còn là một việc rất có hại, vừa tốn giấy mực, lại còn gieo rắc  những cách hiểu sai trong tiếng Việt.
       
3. Lướt qua  Từ điển từ và ngữ Việt Nam của  Nguyễn Lân

      Từ điển từ và ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân ra đời năm 2000, sau cuốn Đại Nam quốc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của (1202 trang, khổ 14 x 21cm, xuất bản tại Sài Gòn năm 1895) hơn 100 năm, và sau các cuốn Việt Nam từ điển của Hội Khai trí tiến đức (Hà Nội, Trung bắc tân văn, 1931), Việt Nam tân từ điển của Thanh Nghị (Sài Gòn, 1951), Từ điển Việt Nam phổ thông của Đào Văn Tập (Sài Gòn, 1952), Từ điển tiếng Việt do Văn Tân chủ biên (Hà Nội, 1967), Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ (Nxb Khai trí, Sài Gòn, 1970), Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (Hà Nội, 1988).  Trong các từ điển này, đáng chú ý nhất là Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ, gồm 2 tập, tổng cọng là 2861 trang in cùng khổ giấy với từ điển của Nguyễn Lân (16 x 24cm, với 48 dòng/trang) nhưng mật độ chữ cao hơn (52 dòng/trang) nên tương đương với 3358 trang của Nguyễn Lân. Nói cách khác, Từ điển từ và ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân có dung lượng chữ in (chưa xét đến dung lượng từ ngữ) dưới 63% so với Việt Nam từ điển do Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ biên soạn trước đó 30 năm. Như vậy, khi biên soạn Từ điển từ và ngữ Việt Nam, soạn giả Nguyễn Lân đã có một số tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt khá phong phú để biên soạn một bộ từ điển tiếng Việt lớn nhất và tốt nhất hiện nay, nếu ông có trình độ tương xứng.

      Khảo sát văn bản cuốn Từ điển từ và ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân thì thấy ngay rằng, số lượng từ ngữ trong quyển này chủ yêu được tập hợp từ ba nguồn chính là: u Từ điển tiếng Việt (Nxb Khoa học Xã hội, 1991, 1415 trang, Văn Tân chủ biên, với sự tham gia của  12 biên tập viên khác, trong đó có Nguyễn Lân), v Từ điển từ và ngữ Hán – Việt của Nguyễn Lân (Nxb TP Hồ  Chí Minh, 1989, 865 trang); w Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân. (Nxb Văn hóa, 1990, 323 trang).  Soạn giả  cũng bổ sung một ít từ đã từng có  ở các quyển từ điển khác.  Hai quyển Từ điển từ và ngữ Hán – Việt  Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam được chép lại gần như hoàn toàn, mà quyển nào cũng đầy rẫy những sai lầm rất nghiêm trọng.. Số từ ngữ Hán – Việt trong Từ điển từ và  ngữ Việt Nam cũng được bổ sung thêm nên càng  nhiều sai lầm hơn ở Từ điển từ và ngữ Hán – Việt . Ví dụ, từ viên môn chỉ xuất hiện ở Từ điển từ và ngữ Việt Nam.

       Cả ba quyển từ điển vừa kể gộp lại đã đủ để tạo thành một quyển từ điển mới có độ dày hơn 2000 trang. Nếu các quyển này đã được lên khuôn in trên máy tính thì việc lắp ghép thành một quyển (sắp xếp lại thứ tự của các mục từ trong quyển “tổng hợp”) là một công việc cực kỳ đơn giản, chỉ mất vài giờ làm việc trên máy tính là xong. Nhưng nếu không có sẵn các bản đánh máy trên máy tính thì phải đánh máy lại, tốn công hơn một chút nhưng cũng chẳng khó khăn gì, soạn giả có thể nhờ con cháu làm giúp,  hoặc thuê người hai người làm trong một tháng là xong. Nói tóm lại, công đoạn dựng cái khung cho cuốn Từ điển từ và ngữ Việt Nam khoảng 2000 trang, rồi trên cơ sở  đó mà  sửa chữa, thêm, bớt để làm thành một quyển từ điển mới là một việc rất dễ dàng, ai cũng có thể làm được, không cần đến năng lực của một học giả. Khi bắt tay vào việc biên soạn một cuốn từ điển mới thì ai cũng phải dựng một bộ khung  như thế để dựa vào đó mà biết nên thêm những gì, bớt những gì.. Điều quan trọng nhất là sau đó,  trong quá trình sửa chữa, thêm, bớt, chỉnh lý, soạn giả phải có kiến thức sâu rộng để phát hiện những chỗ thiếu, những chỗ  sai sót, hoặc chưa thỏa đáng trong cái sườn phác thảo ấy,  phải có năng lực  tra cứu các nguốn tư liệu xưa và nay, trong dân gian, trong sách vở quốc văn và ngoại văn để giảng giải chính xác và thỏa đáng về nhiều khái niệm khó mà từ trước đến nay bị hiểu sai, bị giải thích sai  hoặc chỉ  được giải thích một cách gượng ép, hời hợt, rồi bổ sung thêm những mục từ, những lời giảng cần thiết để tăng thêm bề sâu và bề rộng của cuốn từ điển mới. Đó mới là điều làm nên giá trị của cuốn từ điển và là cống hiến của người biên soạn nghiêm túc, biết tự trọng và có trách nhiệm trước công chúng.

       Nhà biên soạn từ điển Nguyễn Lân đã  không mảy may thực hiện được những đòi hỏi vừa kể. Các quyển Từ điển từ và ngữ Hán – Việt Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam vốn đã chứa vô số sai lầm nghiêm trọng, nay lại được sao chép trọn vẹn vào cuốn Từ điển từ và ngữ Việt Nam, làm cho nó dày thêm mà không tốn thêm công sức, chẳng khác gì một món hàng xấu được  bàn lại dưới cái vỏ bọc mới mà thôi.
      
        Riêng số sai lầm trong Từ điển từ và ngữ Hán – Việt đã rất khủng khiếp rồi, nhưng không phải chỉ có thế. Ngoài những sai lầm từ cuốn  này chuyển sang và còn tăng thêm, Từ điển từ và ngữ Việt Nam còn chứa vô số sai lầm khác ở lời giải thích những từ ngữ được coi là “thuần Việt”. Trong bài Đọc lướt “Từ điển từ và ngữ Việt Nam” của Nguyễn Lân, chỉ trong 3 vần chữ cái A, B, C, tàc giả Huệ Thiên đã vạch ra 117 chỗ sai lầm. Chỉ mới “đọc lướt”  thôi nên còn bỏ sót không ít sai lầm nghiêm trọng khác. Ví dụ, ở các từ ác ôn (ông Nguyễn Lân cho rằng, ôn nghĩa là bệnh dịch) hay từ anh hung (cho rằng, hùng là loài thú khỏe!)  đều giảng sai nhưng chưa bị phát hiện. Nói như thế để thấy rằng, trong các vần chữ cái A, Ă, Â,  B, C (từ trang 15 đến trang 472), quyển từ điển này còn phạm nhiều sai lầm hơn nữa chứ không phải là con số 117 sai lầm. Gần đây, Hoàng Tuấn Công đã công bố hàng loạt bài dài  (như: Từ điển từ và ngữ Việt Nam của GS Nguyễn Lân, mục chữ cái nào cũng có sai sót; Những sai lầm mang tính hệ thống trong “Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” của GS Nguyễn Lân; Thử lý giải những sai sót để đời của Nhà biên soạn từ điển – GS Nguyễn Lân, và v.v.), vạch rõ vô số sai lầm thuộc đủ mọi loại: sai lầm về định nghĩa, sai lầm về chú giải từ tố, sai lầm ở ví dụ, nhầm lẫn về chính tả, v.v.

     Với cách biên soạn từ điển cẩu thả liều lĩnh  như thế thì phải nói rằng, việc biên soạn Từ điển từ và ngữ Việt Nam  là quá dễ dàng chứ chẳng khó khăn gì, cũng không đòi hỏi phài lao tâm khổ tứ gì cả, chỉ  như một thứ trò vui đùa, rất thích hợp với “tạng” người không chịu khó tra cứu nhưng rất đắc chí  và “tự tin” như nhà giáo Nguyễn Lân. Hơn nữa, nếu  một sản phẩm như thế mà xuất bản được thì sẽ đem lại hiệu quả kinh tế rất cao. Tiếc  rằng, đó là một việc không nên làm vì rất có hại cho tiếng Việt. rất có hại đối với nhiều thé hệ người Việt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét